page contents

Quy trình sản xuất túi giữ lạnh gồm những công đoạn nào?

Quy trình sản xuất túi giữ lạnh

Trên thị trường hiện nay, túi giữ lạnh đá Gel được sử dụng rất phổ biến và được nhiều người tin dùng bởi những lợi ích mà sản phẩm này mang lại. Với giá thành rẻ hơn đá khô mà lại có thể tái sử dụng được nhiều lần, đây là lựa chọn ưu tiên để bảo quản thực phẩm và các vật phẩm khác. Vậy đã bao giờ bạn tìm hiểu về quy trình sản xuất túi giữ lạnh gồm những công đoạn nào chưa? Hãy cùng tìm hiểu về quy trình sản xuất sản phẩm này trong bài viết dưới đây nhé.

Túi giữ lạnh là gì?

Túi giữ lạnh là hỗn hợp hạt Gel siêu thấm hút và nước thường được đóng gói trong túi PE hoặc hộp nhựa. Hỗn hợp dạng Gel này có khả năng chuyển đổi trạng thái rất linh hoạt, có thể chuyển đổi từ lỏng qua rắn khi làm lạnh hoặc từ rắn sang lỏng khi được làm nóng.

Khi đá chuyển đổi từ trạng thái rắn sang lỏng thì đá Gel thường có nhiệt độ 0 độ C. Lúc này, một lượng nhiệt lớn từ môi trường sẽ được hấp thu vào đá Gel do chất giữ lạnh bên trong có nhiệt nóng chảy lớn. Chính vì thế, đá Gel thường được ứng dụng làm túi giữ lạnh để bảo quản dược phẩm, thực phẩm và để tạo môi trường lạnh khi cần thiết.

Túi giữ lạnh có vai trò quan trọng trong đời sống.

Các loại đá Gel giữ lạnh

Đá Gel dạng hộp nhựa

Đây là loại đá Gel giữ lạnh mới nổi hiện nay trên thị trường, có đa dạng kích thước linh hoạt phù hợp với mọi nhu cầu sử dụng. Một ưu điểm nữa của loại hộp nhựa giữ lạnh này là độ bền tốt và có độ an toàn rất cao, thời gian giữ lạnh lâu nên rất được ưa chuộng. Thực tế hiện nay thường có hai loại hộp giữ lạnh phổ biến nhất là loại 0,5kg và 1kg.

Đá Gel giữ lạnh dạng hộp nhựa.

Đá Gel dạng túi giữ lạnh

Túi giữ lạnh đá Gel này được sử dụng rất phổ biến vì là dạng túi nên thời gian cấp đông của đá rất nhanh và tiện lợi, dao động từ 4 – 6 tiếng. Chính vì thế, túi giữ lạnh phù hợp với nhiều mục đích sử dụng khác nhau. Ngoài ra, quy trình sản xuất túi giữ lạnh cũng khá đơn giản, thường có các loại túi từ 250gr đến 500gr cho khách hàng lựa chọn.

Quy trình sản xuất túi giữ lạnh đá Gel bằng bột SAP

Bột SAP là viết tắt của Super Absorbent Polymer, nghĩa là Polyme siêu hấp thụ bởi bột này có khả năng hấp thụ nước rất tốt. Chính vì thế mà bột SAP thường được ứng dụng trong sản xuất đá Gel. Để thực hiện sản xuất đá Gel bằng bột SAP, bạn chỉ cần làm theo các bước đơn giản dưới đây:

Bước 1: Pha một ít bột SAP với nước sao cho khi khuấy trở thành một hỗn hợp sền sệt kết dính tự nhiên gọi là Gel.

Bước 2: Kiểm tra nhiệt độ Gel, khi bắt đầu Gel có nhiệt độ trung bình là -18 độ C nên chú ý bỏng lạnh.

Bước 3: Lúc hoàn thành, Gel có tỏa nhiệt lạnh trong khoảng 2 – 8 độ C.

Bột SAP trong sản xuất túi giữ lạnh đá Gel.

Quy trình sản xuất túi giữ lạnh đựng đá Gel PE

Túi PE là tên viết tắt của Polyetylen, là một loại nhựa có màu trắng đục hoặc mờ đục, bao bì chất lượng cao mà chi phí lại thấp. Mặc dù nhẹ nhưng túi PE chịu được tải trọng khá nặng với khả năng chống nước, kháng hóa chất tuyệt vời. 

Túi PE thường được sử dụng để làm túi giữ lạnh.

Túi PE có thời gian sản xuất nhanh chóng, đa dạng về kích thước và kiểu dáng, màu sắc và còn có thể in ấn. Bởi những ưu điểm trên mà túi PE thường được ứng dụng trong quá trình sản xuất túi giữ lạnh, với các bước đảm bảo sau:

Giai đoạn 1: Đùn, thổi

Đây được coi là giai đoạn quan trọng nhất bởi giai đoạn này sẽ quyết định độ dày, mỏng của túi PE để đưa vào sử dụng. Nguyên liệu được sử dụng ban đầu là những hạt nhựa PE.

Bước 1: Ban đầu, các hạt nhựa PE sẽ được đưa vào máy Đùn – thổi và được nấu chảy trong điều kiện khoảng 3800 độ F và đảm bảo độ mềm dẻo. 

Bước 2: Tiếp theo, nhựa PE bị nấu chảy bị ép đùn qua một khuôn dạng ống sao cho ở nhiệt độ cao, một đầu ra của ống sẽ được cố định lại. 

Bước 3: Sau đó, thực hiện thổi không khí vào tạo thành dạng bong bóng và nâng cao, kéo dài đến kích thước và độ dày phù hợp theo mong muốn.

Bước 4: Sau khi kéo dài lên cao khoảng 20 – 35 feet, màng sẽ nguội đi và được tạo thành dạng phẳng 2 lớp khi đi qua khe trục gồm 2 con lăn. 

Bước 5: Bước cuối cùng là cuộn lại thành các cuộn màng PE.

Giai đoạn 2: In ấn

Sau khi hoàn thành giai đoạn 1 của quy trình sản xuất túi giữ lạnh thì các cuộn màng sẽ được chuyển qua các bộ phận máy in túi PE. Tùy theo mẫu thiết kế, chất lượng túi in cũng như màu in mà công đoạn in túi PE sẽ được xử lý bằng kỹ thuật in lưới, in ống đồng hay in flexo.

Trong giai đoạn này, hình dạng túi và chữ in sẽ được thiết kế theo yêu cầu, quyết định độ đẹp của các bản thiết kế in trên túi. Đây cũng là giai đoạn được các khách hàng quan tâm nhất, quyết định logo, câu chữ của doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân có bắt mắt hay không. Chính vì thế, công nghệ in ấn hiện đại sẽ có nhiều lợi thế đặc biệt hơn trong giai đoạn này.

Quy trình sản xuất túi giữ lạnh trong giai đoạn in ấn Logo.

Giai đoạn 3: Hoàn thiện

Đây là giai đoạn cuối cùng trong quy trình sản xuất túi PE, bao gồm: Cắt, đánh dấu, gấp nếp, dập quai, gắn quai,… tùy theo yêu cầu thiết kế của túi PE.

Các khâu này sẽ giúp túi PE định dạng hình dáng, số lượng và kích thước, được thực hiện trên dây chuyền máy móc nên tính chính xác rất cao.

Quy trình sản xuất túi giữ lạnh PE chi tiết nhất.

Trên đây là những thông tin về quy trình sản xuất túi giữ lạnh mà bạn có thể đọc thêm để tham khảo. Ngoài ra, nếu bạn có nhu cầu tìm hiểu về sản phẩm hay chưa tìm được mẫu ưng ý có thể đến với túi giữ lạnh ICE FRESH thông qua website: https://dakho.vn/. Với công nghệ sản xuất tiên tiến cũng đội ngũ nhân viên kinh nghiệm sẽ đem đến sản phẩm tốt nhất cho bạn với mức giá cạnh tranh nhất trên thị trường.

 

Leave a Reply

Your email address will not be published.